Trường Trung học phổ thông Khâm Đức - Huyện Phước Sơn - Tỉnh Quảng Nam

http://thptkhamduc.edu.vn


Đề cương ôn tập kì I năm học 2020-2021- Công nghệ 10

Đề cương ôn tập kì I năm học 2020-2021- Công nghệ 10
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN CÔNG NGHỆ 10
 
I. Phần trắc nghiệm. 
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1. Sự hoạt động của vi sinh vật ở đất xám bạc màu:
A. Yếu            B. Mạnh         C. Vừa phải                              D.Rất yếu
Câu 2. Trong biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, biện pháp cày sâu kết hợp bón phân:
A. Hữu cơB. Hóa họcC. Cả A và B đều đúng              D.Phân vi sinh
Câu 3. Biện pháp  khắc phục nào là quan trọng hàng đầu đối với đất xói mòn?  
     A. Trồng cây phủ xanh đất.                       C.  Luân canh, xen canh gối vụ. 
     B.  Bón vôi cải tạo đất.                              D.  Bón phân và làm đất
Câu 4.  Vì sao phân đạm, phân kali khi bón lót chỉ bón với lượng nhỏ?
A. Hiệu quả nhanh nên bón lót không có tác dụng lâu dài.            
B. Dễ hòa tan nên dễ bị rửa trôi, lãng phí.
C. Bón lot nhiều tạo môi trường ưu trương làm chết cây và chua đất.
D. Bón thúc cho năng suất cây trồng cao hơn.
Câu 5. Tại sao quá trình rửa trôi đất xám bạc màu diễn ra mạnh mẽ?
A. Do đất hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi
B. Do đất hình thành ở địa hình dốc thoải
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Lớp đất mặt của đất xám bạc màu có thành phần cơ giới:
A. Nhẹ                        B. Nặng                       C. Trung bình                          D.Rất nặng
Câu 7.  Phân vi sinh vật cố định đạm và phân vi sinh vật chuyển hóa lân giống nhau ở điểm nào?
  1. Than bùn, các nguyên tố khoáng và vi lượng                     C. Vi sinh vật nốt sần họ đậu
  2. Vi sinh vật chuyển hóa lân.                                                 D. Bột phốt phorit  hoặc apatit
Câu 8. Biện pháp nào không hợp lý khi cải tạo đất xám bạc màu?
      A. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa tưới tiêu hợp lý.     C. Cày sâu, bừa kỹ, bón phân, bón vôi hợp lý.
      B. Trồng cây thành băng, trồng cây bảo vệ đất.    D. Luân canh cây trồng.
Câu 9. Loại phân nào sau đây là phân hóa học đơn nguyên tố?
  1. Phân vi sinh vậtB. NPK.C. Đạm U rê.                 D. Phân hữu cơ
Câu 10. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại?
  1. Trực tiếp. B. Vừa trực tiếp vừa gián tiếpC.Gián tiếp.             D. Không ảnh hưởng
Câu 11: Biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu có tác dụng:
A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm.
B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân.
C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm.
D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao.
Câu 12: Điểm khác biệt cơ bản trong thành phần phân vi sinh vật (VSV) cố định đạm và phân vi sinh vật chuyển hóa lân là:
A. Phân VSV cố định đạm có chứa than bùn, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
B. Phân VSV cố định đạm có chứa VSV, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
C. Phân VSV cố định đạm có chứa chất khoáng, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
D. Phân VSV cố định đạm có chứa VSV nốt sần cây họ đậu, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không
Câu 13. Sau khi sử dụng phân hóa học cần chú ý điểm gì
  1. Bón thúc là chính.        B. Phải ủ hoai mục      C.Bón lót là chính.      D. Phải bón vôi.
Câu 14. Biện pháp công trình cải tạo đất xói mòn là:
A. Làm ruộng bậc thangB. Thềm cây ăn quảC. Cả A, B đều đúngD. Xen canh
Câu 15: Đất xám bạc màu phân bố chủ yếu ở
A. Tây Bắc, trung du và Tây Nguyên        B. Tây Bắc, Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Trung du Bắc Bộ và Nam Bộ               D. Trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Câu 16. Biện pháp nông học chống xói mòn là:
A. Trồng cây thành băng                B. Canh tác nông, lâm kết hợp
C. Cả A và B đúng                                    D.Bón nhiều đạm
Câu 17. Sâu, bệnh hại phát triển mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ từ:
  1. (20 - 30)0C.            B. (25 - 30)0C                   C. (20 - 35)0C.                D. (25 - 35)0C.               
 
 
Câu 18. Để sản xuất trồng trọt có hiệu quả, người nông dân cần:
A. biết các tính chất của đất để cải tạo và sử dụng hợp lí.   B. cày xới, bón phân thường xuyên.
C. cung cấp nước đầy đủ.        D. điều chỉnh pH của dung dịch đất.
Câu 19. Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là:
A. Do lượng mưaB. Do địa hình dốcC. Cả A và B đều đúngD.Do phá rừng
Câu 20. Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác?
  1. Phân lân hữu cơ vi sinh.   B. Photphobacterin.C. Nitragin.    D.Azogin.
Câu 21. Phân vi sinh vật được sản xuất theo nguyên lí nào?
  1. Phân lập và phối trộn VSV đặc hiệu với chất nền.
  2. Nuôi cấy, nhân chủng và phối trộn với chất nền.
  3. Phối trộn với chất nền rồi nhân VSV đặc hiệu.
  4. Phân lập, nhân chủng VSV đặc hiệu và phối trộn với chất nền.
Câu 22. Luân canh cây trồng có tác dụng gì trong ngăn ngừa sâu, bệnh hại?
  1. Làm mất nơi ẩn nắp của sâu, bệnh hại.           C. Làm mất nguồn thức ăn của sâu, bệnh.
  2. Ngăn chặn trứng, sâu non phát triển.                      D. Diệt trừ triệt để sâu, bệnh phát triển.
Câu 23. Khi bón phân cho cây trồng cần chú ý những điểm gì?
A. Thời tiết
B. Tính chất của phân bón, đất trồng
C. Đặc điểm sinh học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24. Cách sử dụng phân vi sinh vật là gì?
A. Tẩm vào hạt hoặc rễ.       B. Dùng bón lót.        C. Bón thúc và bón lót.       D. Dùng bón thúc.
Câu 25. Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là:
  1. do đất quá dốc, gió mạnh.                  B. do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.       
  1. do đất không có vi sinh có lợi             D.do trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu.
Câu 26. Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu?
A.Phân lân hữu cơ vi sinh.                       B. Photphobacterin                
C.Nitragin.                                                           D. Azogin.
Câu 27. Tại sao nói đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn?
A. Do hình thành ở địa hình dốc thoải, dễ thoát nước                       B. Thành phần cơ giới nhẹ
C. Dễ cày bừa                                                                                D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28. Khoảng nhiệt độ gây chết cho nấm là:
  1. (45 - 50)0C.                B. (50 - 55)0C.                C. (30 - 45)0C.                D. (25 - 30)0C
Câu 29. Đất xám bạc màu được hình thành ở?
  1. Đồng bằng      B.Tây Nguyên             C.Ven biển                  D.Cả 3 khu vực trên
II. Phần tự luận.
Câu 1.Nêu khái niệm, đặc điểm và kỹ thuật sử dụng phân hóa học?
Câu 2.Nêu khái niệm, đặc điểm và kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ?
Câu 3. So sánh đặc điểm, tính chất phân hóa học và phân hữu cơ.
Câu 4. Nêu nguyên nhân hình thành dất xám bạc màu?
Câu 5. Trình bày tính chất của đất xám bạc màu?
Câu 6: Trình bày các nguồn sâu, bệnh hại?
Câu 7. Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa
 
DUYỆT CỦA TTCM                                                                                  Người biên soạn
 
 
 
 
    Phạm Thị Thắm                                                                                          Trần Lệ Vân

Tác giả bài viết: Ban Chuyên môn

Nguồn tin: Tổ Hóa - Sinh - Nghề

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây